Trong khi phần nhiều SIM số đẹp đến từ hình thức mua theo dải SIM, lọc số đẹp, một số khác đến tay đại lý phân phối thông qua chính sách hoa hồng, thưởng doanh số của các nhà mạng.
Từ lâu các đại lý đã chia SIM thẻ nhập về từ nhà mạng thành hai nhóm với hướng kinh doanh hoàn toàn khác nhau là SIM rác và SIM số đẹp. Nguồn gốc của các SIM số đẹp giống như SIM thẻ thông thường khác, được đại lý nhập trực tiếp từ các doanh nghiệp viễn thông.
Theo các dân buôn, thường một dải SIM số chỉ có vài ba cái có giá trị, phần còn lại là SIM rác, số "xấu".
Trong khi SIM rác thường được thanh lý với giá cực rẻ, chỉ khoảng 10.000 -20.000 đồng/chiếc, người buôn phải ước chừng được giá trị của dải SIM trước khi mua.
Ví dụ anh mua dải SIM 0987654*** từ nhà mạng có 1.000 số thì chỉ có những số như 0987654321, 0987654444 ,0987654567 hay 0987654654 là có giá nhất, các SIM còn lại số ít đẹp hơn, còn phần lớn sẽ là SIM rác.
Quan trọng là phải ước tính được giá của cả dải để cân đối giữa SIM đẹp và SIM rác. Nhiều dải nhìn không đẹp, giá rẻ nhưng lại có một vài số rất đẹp bán khéo lại lãi lớn, trong khi nhiều người ôm được dải đắt tiền nhưng buôn bán không nhạy bén vẫn lỗ như thường.
Lấy được SIM số đẹp về kho, dân buôn còn phải lo chuyện "bảo quản" kho số. SIM số đẹp trong kho của đại lý sẽ rơi vào một trong hai loại, một là loại nguyên trong kit (chưa kích hoạt), thời hạn tùy theo thời gian nhà mạng cho đấu nối. Nếu đại lý quên không kích hoạt loại SIM này trước ngày quy định, nhà mạng sẽ thu hồi về kho số.
Loại thứ 2 là SIM đã kích hoạt. Loại này thường được chuyển sang các gói cước duy trì rẻ. Trong 60 ngày không phát sinh gói cước thuê bao (gọi điện, nhắn tin hoặc nạp thẻ), SIM cũng bị thu hồi.
Để duy trì loại SIM này, các đại lý phải chạy các thiết bị phát sinh cước cho số lượng lớn cùng lúc bằng cách bán dịch vụ tin nhắn rác cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Đây chính là lý do vài năm trước vấn nạn tin nhắn rác bùng nổ.
Theo nguồn tin của Zing.vn tại một nhà mạng lớn cũng nhận định ngoài việc được đưa ra thị trường theo các dải số, một lượng nhỏ SIM số đẹp cũng đến tay các đại lý dưới dạng hoa hồng từ chính nhà mạng.
"Các đại lý kinh doanh tốt sẽ được thưởng hoa hồng bằng những SIM số giá trị lớn thay vì tiền mặt. Đây là một hình thức được nhiều nhà mạng dùng để khuyến khích các đại lý", nguồn tin chia sẻ.
Bên cạnh kênh nhập trực tiếp từ nhà mạng, nhiều dân buôn có vốn lớn cũng thường nhập những SIM có giá trị lớn khi có người muốn bán để kiếm chênh lệch.
Một đại lý SIM số đẹp ở TP. Hà Giang từng chia sẻ rằng các dân buôn sim số đẹp "luôn có sẵn hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ, để "ôm" ngay những chiếc SIM SỐ ĐẸP quý giá khi phát hiện có người muốn bán".
"Cuộc chiến giữa các tay ôm SIM rất khốc liệt. Vì thế, bất cứ ai kinh doanh loại này đều phải biết cách định giá SIM, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến phong thuỷ, ý nghĩa số... để tư vấn cho khách VIP", anh này nhận định.
Đại lý này cũng chia sẻ việc ôm SIM SO DEP giá trị lớn rất cần sự nhạy bén về giá bởi "không nhạy bén với thị trường, hàng không bán được, không có vốn quay vòng. Thanh lý giá rẻ thì lỗ, mà giữ lại cũng không xong, vì nguồn vốn bị chết đứng ngày nào là thiệt hại hàng chục, hàng trăm triệu ngày ấy".
Nhiều trường hợp khách cần tiền gấp hoặc không nắm sát giá thị trường, các đại lý có thể gom được những sim số đẹp giá rẻ. Tuy nhiên số lượng này không quá nhiều và có sự "giành giật" mạnh giữa các dân buôn sim số đẹp.
Giới buôn SIM số đẹp không chỉ cạnh tranh mà còn phải cộng sinh để tiết kiệm chi phí lưu kho. Dễ thấy chỉ một SIM số đẹp nhưng có vài đại lý cùng niêm yết bán.
simsodep theo zing